Bàn thờ ông Công nên đặt ở đâu khi gần đến ngày 23 tháng Chạp, việc cúng ông Công ông Táo được nhiều gia đình quan tâm. Vị trí đặt bàn thờ là một phần không thể thiếu trong lễ cúng này.
Bàn thờ ông Công không chỉ thờ một vị thần mà thờ ba vị thần với ba danh hiệu khác nhau. Trong bài vị người ta để cả danh hiệu của ba vị thần này. Mỗi vị thần trông coi một công việc riêng biệt. Thổ công trông coi việc bếp núc, Thổ địa trông coi việc trong nhà, Thổ kỳ trông nom việc chợ búa cho phụ nữ hoặc việc sinh sản các vật ở vườn đất.
Bàn thờ ông Công nên đặt ở đâu là thắc mắc được nhiều người quan tâm.
Ông Công ông Táo là một vị thần đứng đầu quyết định chuyện họa phúc của mỗi gia đình nên việc thờ tự và tế tự rất được người xưa coi trọng.
Theo truyền thống văn hóa dân gian thì bàn thờ ông Công ông Táo đặt trong bếp có thể bên cạnh hoặc bên trên bếp, thể hiện tín ngưỡng của dân gian thờ vị thần cai quản chuyện bếp núc trong mỗi gia đình với mong muốn giữ cho bếp lửa luôn ấm, gia đình thuận hòa, sung túc.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm Lý học Đông phương cũng chia sẻ về vấn đề này. Theo đó, các gia đình thường cúng ông Công, ông Táo trên bàn thờ gia tiên, nhưng thực tế đây là hai vị thần khác nhau. Ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà còn ông Táo là 3 vị đầu rau trông coi việc bếp núc trong gia đình. Lễ cúng 23 tháng Chạp là lễ tiễn chung ông Công, ông Táo về chầu trời, việc mọi người gộp chung cúng trên bàn thờ là chưa đúng. Trong ngày này, ông Táo phải được cúng dưới bếp, còn ông Công được cúng trên bàn thờ chính trên nhà cùng với gia tiên mới đúng.
Những điều cần lưu ý khi cúng ông Công ông Táo
Khi chuẩn bị lễ vật cúng Táo Quân, bạn không thể thiếu: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc, trong đó có 2 mũ đàn ông, một mũ đàn bà.
Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyến màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.
Những đồ “vàng mã” này (mũ, áo, hia và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo Công.
Ông Công ông Táo là ai?
ST; Minh Cong
Chia sẻ bài viết:
NHÀ ĐẤT CÔNG MINH
0919.168.366
NĂM 2025 NÓI VỀ NGƯỜI TUỔI TỴ, TÍNH CÁCH VÀ TÀI NĂNG CỦA HỌ.
Nhị hợp, tam hợp và xung chiếu có Tác dụng gì ?
KIÊM HƯỚNG TRONG PHONG THỦY LÀ GI
CÁC ĐIỀU SAI LẦM DỄ MẮC PHẢI KHI CHƯA BIẾT HUYỀN KHÔNG PHI TIΝΗ
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
QUỶ THẦN : ĐỐI THOẠI CÙNG PHÚC ĐỨC CHÍNH THẦN - THỔ CÔNG TINH QUÂN
PHẦN 7 : ĐỐI THOẠI CÙNG PHÚC ĐỨC CHÍNH THẦN - THỔ CÔNG TINH QUÂN
PHẦN 6 : ĐỐI THOẠI CÙNG PHÚC ĐỨC CHÍNH THẦN - THỔ CÔNG TINH QUÂN
PHẦN 5 : ĐỐI THOẠI CÙNG PHÚC ĐỨC CHÍNH THẦN - THỔ CÔNG TINH QUÂN
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://nhadatcongminh.com/